Cây xương khỉ có mấy loại trong tự nhiên
Cây xương khỉ thường được người dân dùng làm rau và chế biến thành nhiều món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thảo dược này còn có công dụng to lớn trong việc hỗ trợ điều trị những chứng bệnh nguy hiểm. Vây cây xương khỉ có mấy loại trong tự nhiên. Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay bên dưới nhé.
Giới thiệu về nguồn gốc của cây xương khỉ
Cây xương khỉ là một loại cây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị dược liệu rất cao. Loài cây này mọc hoang rải rác trên khắp Việt Nam và được gọi bằng nhiều cái tên khác như cây bìm bịp, cây mảnh cộng,..
Cây xương khỉ đã xuất hiện trong đời sống người Việt từ xưa đến nay bởi những công dụng hữu hiệu theo y học dân gian. Bạn nên tham khảo thêm hình dáng đặc điểm của cây này để có thể nhận diện được loài cây này ngoài thực tế.
Đây là một loại cây thân thảo, có kích thước không lớn nên hiện nay có một số người tự trồng trong chậu tại vườn nhà để sử dụng khi cần. Lá cây xương khỉ có thể sử dụng để thay thế các loại rau khi nấu canh hoặc dùng để ngâm gạo nếp hoặc dùng làm gia vị làm bánh thay lá dứa bởi hương thơm rất dễ chịu. Thân và lá cây được dùng rất nhiều trong đông y.
Tính đến thời điểm hiện tại, thì vẫn chưa có nghiên cứu nào chi tiết và chuyên sâu để thống kê đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất của cây xương khỉ. Đa số dựa vào những dược tính được lưu truyền trong dân gian.
Cây xương khỉ có mấy loại trong tự nhiên?
Trong tự nhiên cây xương khỉ có mấy loại? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm hiểu muốn được giải đáp. Bởi cây này đang được nhiều người biết đến nhờ công dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Cây xương khỉ trong tự nhiên chỉ có một loại duy nhất. Hơn nữa cũng chỉ có loại cây này mới có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, còn những cây dại giống với cây này thì không có tác dụng gì cả. Vì thế bạn cần phải cẩn trọng, tránh hái nhầm cây dại.
Cây xương khỉ mọc hoang, là cây thân nhỏ, mọc thành bụi, cây có thể cao lên đến 3m. Lá nguyên hình mác, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Lá non có thể dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi thơm gạo nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh.
Hoa cây xương khỉ màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn, tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng, bao phần màu vàng, quả có hình trùy dài khoảng 1.5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt. Mùa ra hoa xuân và hạ.
Cây xương khỉ thường được mọc tại các vùng nông thôn châu á. Ở nước ta, cây xuất hiện khu vực miền núi phía bắc, các tỉnh miền Đông và Nam Bộ. Cây xương khỉ có mấy loại? Theo những thông tin trên đây thì cho thấy cây xương khỉ chỉ có một loại duy nhất. Ngoài tự nhiên có một số cây gần giống với cây này, nhưng không phải đó chỉ là những loại cây dại có hình dáng giống nhau chứ không có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguồn gốc của cây xương khỉ và cho biết trong tự nhiên cây xương khỉ có mấy loại. Đây là loại cây thảo dược lành tính, không độc hại, bất kỳ ai cũng có thể an tâm sử dụng kể cả phụ nữ có thai và trẻ em, người già. Nếu thấy bài viết này mang lại cho bạn nhiều ý nghĩa và kiến thức thì hãy chia giùm chúng tôi cho bạn bè và gia đình bạn cùng biết nhé.